Vụ việc: Ông
Vi bằng là cơ sở pháp lý đề phòng rủi ro trước khi tranh chấp xảy ra, như trường hợp nhà Chị A ở Phường 9, TP. Trà Vinh. Chị A đã lựa chọn Thừa phát lại để lập Vi bằng ghi nhận hiện trạng hai căn nhà liền kề thửa đất của chị trước khi chị thực hiện đào móng xây nhà.
Vậy ý nghĩa của lập vi bằng trên là gì? Chị A đã nhìn trước được các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện khởi công đào móng cất nhà, Các vết nứt đã xuất hiện trước khi nhà chị thực hiện đào móng để xây dựng, ghi nhận hiện trạng trước khi xây dựng là cách an toàn để bảo vệ các bên trong trường hợp sau khi xây dựng gây nứt, sụt lún, hoặc vết nứt có trước mà không thể chứng minh được. Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng: “Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.” Thực tế, có nhiều trường hợp người cất nhà lo lắng vì nhà kế bên đã có sẵn những vết nứt nhưng sau khi xây dựng lại phát sinh tranh chấp là có phải do nhà mới thi công gây nên hay không.
Ngoài ra, với mật độ dân cư ngày càng đông đúc, thực trạng nhà liền kề nhau xây dựng, sửa chữa nhà hoặc công trình lớn gây ảnh hưởng đến nhà kế bên như nứt, lún, đổ vỡ, vứt VLXD trái phép gây mất lối đi,… Vì thế Vi bằng không chỉ xác minh hiện trạng nhà trước mà còn sau khi thi công có gây ra vết nứt hay tổn hại đến nhà của bạn hay không. Từ đó làm chứng cứ khi phát sinh tranh chấp. Yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường hoặc chấm dứt hành vi gây thiệt hại đó.
Nhà xuất hiện vết nứt khi nhà liền kề xây dựng (ảnh minh họa)