VI BẰNG LÀ GÌ

Cơ sở pháp lý

Căn cứ Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

          Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

          Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác

          Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thực tiễn

          Từ cơ sở pháp lý trên, có thể thấy Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập khi có yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi tắt là người yêu cầu) để ghi nhận, chứng kiến một sự kiện, hành vi nào đó mà người yêu cầu muốn ghi nhận để làm chứng cứ nhầm đảm bảo pháp lý, bảo vệ quyền lợi của mình, phòng tránh các tranh chấp pháp lý không mong muốn xảy ra trong tương lai.

Tại sao phải cần chứng cứ khi khởi kiện?

          Vì chứng cứ là cơ sở để cơ quan xét xử căn cứ đưa ra phán quyết công bằng và chính xác.

Vì sao người dân không tự lập chứng cứ mà phải cầu yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng?

          – Vì Thừa phát phát lại là người được nhà nước bổ nhiệm để chứng kiến, ghi nhận sự kiện, hành vi diễn ra một cách khách quan.

          Có thể xem, trong việc lập vi bằng Thừa phát lại là bên thứ 3 hợp pháp để làm chứng và kết quả của việc làm chứng là là Vi bằng.

         – Vì Vi bằng được nhà nước quy định là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét trong giải quyết vụ việc dân sự, là căn cứ để đảm bảo giao dịch giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức.

         – Vì Vi bằng đảm bảo được về mặt hình thức và nội dung của nguồn chứng cứ.

         – Bên cạch đó, khi lập Vi bằng thì người yêu cầu sẽ được Thừa phát lại tư vấn, hướng dẫn để lập chứng chứng cứ đúng theo mục đích, nhu cầu.

Nguồn chứng cứ là gì?

Theo quy định pháp luật nguồn chứng cứ là:

          – Các tài liệu, văn bản, ghi âm, ghi hình, dữ liệu điện tử (Gmail, Wetsite, Zalo, Facebook, …);

– Lời khai của người làm chứng;

          – Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý;

– Một số trường hợp khách theo quy định pháp luật.