(Ảnh minh họa)
👉 Với mục tiêu hoàn thiện chế định cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh năm 2018 đã có những thay đổi khi quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, về cách xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quan trọng hơn là nguyên tắc áp dụng pháp luật cạnh tranh.
Về xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Thừa phát lại lập Vi bằng ghi nhận các hành vi sau:
– Ghi nhận việc đối tác giao sản phẩm kếm chất lượng làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh;
– Ghi nhận việc hàng hóa bị hư hỏng ,thiếu hụt trong quá trình vận chuyển;
– Ghi nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp đối thủ liên quan đến sản xuất cung ứng, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm;
– Ghi nhận hành vi vi phạm hợp đồng, thỏa thuận trong kinh doanh, thương mại, ví dụ như việc từ chối, trốn tránh thực hiện một công việc mà lẽ ra phải thực hiện, cũng như ghi nhận hành vi đáp trả của phía đối tác,… nhằm tạo chứng cứ pháp lý để tiến hành các thủ tục liên quan tiếp theo.
Cụ thể, tháng 10/2021 Công ty V.P đã đến Văn phòng thừa phát lại để yêu cầu tư vấn lập Vi bằng về hành vi Công ty P.K sử dụng hàng nhái thương hiệu của mình nhưng kém chất lượng hơn, dẫn đến tình trạng Khách hàng cho rằng Công ty V.P bán hàng kém chất lượng gây thiệt hại do giảm sút tiêu thụ lên đến 2 tỷ đồng. Rất nhanh sau đó, Vi bằng ghi nhận hành Vi cạnh tranh không lành mạnh của Công ty P.K đã được lập dựa trên tính xác thực về việc mẫu sản phẩm Công ty P.K tung ra thị trường là nhái thương hiệu để làm giảm sút tiêu thụ của công ty V.P và được xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, buộc bên vi phạm phải bồi thường thỏa đáng./.
———————————————————————-
📌 Các trường hợp khác Thừa phát lại lập Vi bằng cho Doanh nghiệp như:
Vi bằng ghi nhận cuộc họp doanh nghiệp
Vi bằng ghi nhận thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhân viên
Vi bằng ghi nhận việc Doanh nghiệp liên doanh – liên kết, sáp nhập, giải thể,…
Vi bằng kiểm kê tài sản doanh nghiệp
Vi bằng ghi nhận cuộc đình công trái pháp luật