Trong môi trường kinh doanh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường xảy ra. Một số hành vi là vi phạm pháp luật và bị cấm. Một vài ví dụ như: Đăng bài viết nói xấu, nói sai về đối thủ cạnh tranh; Bịa đặt, vu khống đối thủ cạnh tranh bán hàng kém chất lượng; Cài nội gián vào công ty đối thủ cạnh tranh thu thập bí mật kinh doanh của Đối thủ cạnh tranh; Làm nhái bảng hiệu của công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào đó,… Khi gặp các trường hợp này Khách hàng nhanh chóng liên hệ với Thừa phát lại để nhằm mục đích ghi nhận lại các hình ảnh, video, bài viết,… vi phạm trên và lập ngay Vi bằng làm chứng cứ bảo vệ quyền lợi trong Kinh doanh cho Khách hàng. Chứng minh có tính pháp lý để Khách hàng nhận được bồi thường thỏa đáng.

Hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Các hành vi bị xem là nói xấu, vu khống người khác theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, khi thực hiện một trong các hành vi dưới đây sẽ bị coi là hành vi vu khống:

– Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

– Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Nói xấu người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý theo pháp luật

 

Về chế tài của pháp luật đối với các hành vi vu khống nói xấu người khác trên mạng xã hội:

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của hành vi cũng như thiệt hại xảy ra mà luật và các văn bản hưởng dẫn sẽ có các hình thức xử phạt khác nhau. Theo quy định tại điều 156 bộ luật hình sự hiện hành, khi hành vi của một người hoặc nhóm người cấu thành tội vu khống thì:

  • Khung hình phạt thấp nhất được đưa ra là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Trường hợp mức độ phức tạp hoặc hậu quả của hành vi lớn có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm như:

Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với 02 người trở lên; Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đối với người đang thi hành công vụ; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Khung hình phạt nặng nhất đối với loại tội này là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi Phạm tội vì động cơ đê hèn; Hậu quả gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung thêm ngoài các khung phạt trên là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài chế tài theo quy định của bộ luật hình sự, hành vi nói xấu, vu khống còn có thể bị xử lý bằng chế tài hành chính. Cụ thể: Điều 5, nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, trên mạng xã hội như facebook, zalo, instagram,… xảy ra rất nhiều trường hợp nói xấu, vu khống nhau gây ra rất nhiều phiền toái và tổn thất cho người bị vu khống lẫn người thân của họ. Người bị gây thiệt hại trong trường hợp này muốn đòi bồi thường hoặc nhờ đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừng trị người đã có hành vi vu khống, nói xấu đối với mình, nhưng lại không có đủ căn cứ để thực hiện. Để giải quyết vấn đề này, Thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gây thiệt hại để làm bằng chứng hành vi gây thiệt hại cho mình.

Vi bằng ghi nhận hiện trạng hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội là gì?

Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên, nếu có đủ căn cứ và các yếu tố luật định thì người đã thực hiện hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ của hành vi. Ngược lại, nếu không có đủ căn cứ chứng minh hành vi thì chính người bị nói xấu mới là người có khả năng bị xử phạt về hành vi vu khống. Hơn nữa, khi bị nói xấu, vu khống trên mạng xã hội các chứng cứ rất khó lưu giữ, người đã đăng tải các nôi dung đó có thể xóa bất cứ khi nào và sẽ gây khó khăn trong quá trình chứng minh hành vi của họ. Do đó, những người bị thiệt hại có thể lựa chọn việc lập vi bằng ghi nhận hành vi nói xấu trên facebook, zalo,… để làm căn cứ khi muốn người có hành vi bị xử phạt, xử lý hình sự.

Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Nội dung các vi bằng ghi nhận  hành vi vu khống, nói xấu sẽ đảm bảo tính chính xác và chân thực nhất. Do các vi bằng sẽ có giá trị pháp lý là chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, nên nếu xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các bên, đặc biệt bên bị lập vi bằng có thể phải chịu chế tài hình sự.

Ví dụ về ‘Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội’

Ví dụ: A bị B bịa đặt thông tin, nói xấu trên facebook do không cạnh tranh được với cửa hàng của A, dẫn đến các khách hàng mua hàng online của A đã yêu cầu trả lại hàng do không đủ tin tưởng. Hậu quả khiến A thiệt hại 50 triệu và uy tín của hàng bị giảm sút, A đã yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về các hành vi nói trên của B và tiến hành khởi kiện tại tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, vi bằng sẽ được tòa án coi là chứng cứ để đưa ra phán quyết mức bồi thường của B đối với A. Trong trường hợp đã có vi bằng hợp pháp chứng minh hành vi của B, người bị thiệt hại cũng có thể chọn tố giác tại cơ quan công an để giải quyết sự việc.