Cho thuê nhà ở, văn phòng công ty, trụ sở làm việc… là rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên cũng sẽ phát sinh một số bất cập thẫm chí là bị “chiếm đoạt nhà ở” như trường hợp của Chị A ở Huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh. Chị A lên TP.HCM làm việc từ năm 2017, do có căn nhà ở Châu Thành – Trà Vinh nên chị để lại cho Chị U và con gái Chị U thuê với hợp đồng 03 năm (2017-2020). Khi Chị A trở về, hợp đồng cũng đã hết hiệu lực nhưng mẹ con chị U nhất quyết không chịu dọn đi, còn khóa trái cửa không cho ai vào. Vậy trường hợp này phải xử lý ra sao?

            Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ Chị A soạn thảo một văn bản thông báo việc chiếm giữ nhà, đất trái pháp luật, trong văn bản đó nêu rõ thời hạn cuối cùng cho bên nhận thông báo phải trao trả nhà lại cho Chị A. Sau đó Thừa phát lại sẽ cùng với Chị A lập vi bằng thông báo và gửi đến bên đang chiếm giữ trái pháp luật nhà của Chị A, việc tống đạt văn bản nêu trên được lập thành vi bằng có giá trị chứng cứ. Sau thời gian ấn định nêu trong thông báo, nếu phía bên kia vẫn cố tình không trả nhà, đất thì phía Chị A có quyền thực hiện việc phá khóa, thu gom đồ đạc, tài sản trong nhà bàn giao cho bên kia (hoặc kiểm kê, niêm phong phong để vào một khu vực riêng hoặc chuyển đến một kho trung lập). Toàn bộ quá trình phá khóa, kiểm kê tài sản của khách hàng được Thừa phát lại chứng kiến và lập thành vi bằng có giá trị chứng cứ. Trường hợp mẹ con Chị U vẫn không chịu ra khỏi nhà phía Tòa án sẽ có biện pháp cụ thể để cưỡng chế.

Ngoài trường hợp như chị A, thực tế còn nhiều sự việc éo le khác về việc bị chiếm giữ nhà ở, tài sản,… Một số ví dụ như:

– Cho thuê tài sản hết hợp đồng nhưng Khách hàng không hoàn trả;

– Chuyển nhượng theo hợp đồng hết thời hạn chuyển nhượng nhưng vẫn cố ý chiếm dụng tài sản;

Khi đó, vi bằng sẽ giúp Khách hàng có chứng cứ xác thực để hỗ trợ cho việc thu hồi tài sản đúng theo Pháp luật quy định.